Thành Cổ Quảng Trị, nơi đã từng diễn ra những trận đánh ác liệt trong thời kỳ kháng chiến của Việt Nam để bảo vệ nền độc lập cho Tổ Quốc, mà tiêu biểu nhất là chiến dịch 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị, trận chiến đấu ác liệt đó đã để lại những trang sử bi hùng của cuộc chiến đấu và là tiền đề để quân ta đi đến cuộc hội đàm Pari. Cùng với sự góp sức của hàng vạn người con thân yêu đã gửi về Thành Cổ, các anh đã anh dũng hy sinh quên thân mình ngã xuống để đổi lấy nền hòa bình cho quê hương ngày nay.
Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng vào những năm Gia Long thứ 8(1809) lúc đầu nơi đây được dựng lên với bốn bức tường thô sơ và mãi đến năm (1823) đời vua Minh Mạng thứ 4 thì thành mới chính thức đắp bằng đất. Vào năm 1827, thành được xây dựng lại bằng gạch, cấu trúc theo kiểu Vauban, bốn mặt có bốn cửa ra vào, bốn góc lại có bốn pháo dài nhô hẳn ra ngoài để canh giữ 4 cửa thành.
Mỗi khi nhắc đến Thành Cổ Quảng Trị thì cả thế giới biết đến trận đánh 81 ngày đêm của chiến dịch Thành Cổ từ 28/6 đến ngày 16/9/1972 các chiến sĩ giải phóng quân đã anh dũng chống sự phản công tái chiếm Quảng Trị của quân Ngụy. Với sự nổ lực “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của người dân Thành Cổ, trận chiến 81 ngày đêm đã ghi vào lịch sử dân tộc một trang vàng chói lọi. Ngày nay những chiến tích ấy vẫn còn được giữ gìn và lưu lại tại Khu Bảo Tàng Thành Cổ Quảng Trị.
Sau 81 ngày đêm quân ta đã tiêu diệt được 180 máy bay, 24000 tên địch và phá hủy hơn 240 xe quân sự của đich. Sau thất bại đó địch từ bỏ ý định đánh chiếm Thành Cổ Quảng Trị và vào mùa xuân năm 1972 Thành Cổ Quảng Trị được giải phóng. Nhưng quân Ngụy vẫn chưa từ bỏ ý định đánh chiếm Thành Cổ, chúng quyết dùng hỏa lực mạnh, tập trung máy bay quân sự và tàu chiến đấu liên tiếp dội bom vào Thành Cổ, chỉ trong ba ngày nhưng vùng thị xã Quảng Trị và các vùng ven có ngày phải chịu tới 2 vạn quả đạn pháo cỡ lớn. Tất cả phố xá hầu như bị phá hủy hoàn toàn, duy chỉ có một nơi vẫn còn đừng vững giữa những trận mưa bom của Ngụy đó là trường Bồ Đề, tuy trường đã bị tàn phá nghiêm trọng nhưng ngày nay trường còn và được bảo vệ như một nhân chứng sống của chiến dịch 81 ngày đêm lịch sử này.
Kết thúc chiến dịch 81 ngày đêm này chỉ thấy Thành Cổ Quảng Trị qua những hoang tàn còn lại đến hôm nay, những ngôi nhà rêu phong đổ nát, những dãy phố nham nhở vết đạn khi bị địch tái chiếm. Trận đọ sức kết thúc, Thành Cổ Quảng Trị bị sụp hoàn toàn gạch đá chồng chất ngổn ngang thêm vào đó là sự hy sinh của gần mộ vạn chiến sĩ đã ngã xuống. Máu, xương của các anh đã trộn lẫn, vùi sâu dưới lòng đất Quảng Trị.
Dù đã trải qua một phần tư thế kỷ, nhưng hôm nay mỗi lần người dân đào đắp, xây dựng công trình là mỗi lần gặp hài cốt của những liệt sĩ. Trong từng nhát quốc, trong từng thớ đất được đào lên họ không bao giờ thờ ơ với các hiện vật như hạt cúc áo, đôi dép cao su hay ngòi bút máy…Dẫu công việc có gấp đến đâu thì người dân cũng cố thêm vài nhát cuốc để hy vọng tìm được các anh đang nằm lạnh lẽo tại nơi này.
Nhưng khi tìm ra được hài cốt của các anh thì công việc xác định hài cốt liệt sĩ lại là một nỗi niềm trăn trỡ, bởi thực tế chiến trường Thành Cổ người chiến sĩ có vô vàn kiểu chết khác nhau. Có người hy sinh lúc rút lui, lúc bị thương, bơi qua sông hay hy sinh trong lúc không có tư trang theo bên mình thì tìm đâu ra những hiện vật để xác định danh tích của các anh, để làm nên trang lịch sử ấy hàng ngàn chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Các anh hi sinh nhưng hình hài các anh không còn nguyên vẹn nữa, máu và xương thịt của các anh đã hoà vào lòng đất cho non sông đất nước có ngày độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Đến với Thành Cổ Quảng Trị không những đến với một di tích lịch sử mà đoàn chúng ta còn đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 hay các nghĩa trang khác thì liệt sĩ nào có mộ liệt sĩ đó cho dù biết tên hay chưa biết tên. Nhưng khi đến với Thành Cổ Quảng Trị các anh chỉ có một ngôi mộ tập thể chung, một nấm mồ chung mà thôi “Đài tưởng niệm trung tâm” là biểu tượng của nấm mồ chung, của ngôi mộ tập thể đó. Như thể rằng khi đến với Thành Cổ Quảng Trị du khách thường được nghe người dân địa phương nhắn nhủ rằng:
“Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ
Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió
Dẫu ồn ào đừng lay động hàng cây.
………………………………….
Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi
Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật
Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật
Cho tôi hôm nay đến nghẹn ngào.”
Đến với đài tưởng niệm này du khách sẽ bước lên 81 bậc thang tượng trưng cho 81 ngày đêm các anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh, dâng lên các anh ném tâm hương để tỏ lòng biết ơn các anh đã chiến đấu quên mình để bảo vệ nền hòa bình cho tổ quốc hôm nay.